Tư vấn thuê xe của nước ngoài để hoạt động kinh doanh vận tải
Công ty có nhu cầu thuê xe của nước ngoài để đưa về Việt Nam hoạt động kinh
doanh vận tải có được không, nếu được thì công ty phải nộp những loại thuế nào?
Xin cám ơn!
Tư vấn tham khảo:
1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
b) Hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.”
Lưu ý: Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu thuộc Danh mục cấm nhập khẩu theo phụ lục I ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Căn cứ Luật thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một sồ điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế:
Xe ô tô. Ảnh minh hoạ |
Tư vấn tham khảo:
Về thủ tục nhập khẩu:
- Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định:
1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
b) Hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.”
Lưu ý: Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu thuộc Danh mục cấm nhập khẩu theo phụ lục I ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Về hồ sơ hải quan
- Hồ sơ thủ tục hải quan khi nhập khẩu đề nghị Công ty tham khảo quy định tại Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.
Về chính sách thuế
a) Về thuế nhập khẩu
- Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ, thì mặt hàng Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua, được phân loại vào phân nhóm 8703, trong đó được chia chi tiết theo các phân nhóm 06 số và phân nhóm 08 số, dựa theo dung tích xylanh và mục đích sử dụng. Công ty có thể tham khảo mã HS tại phân nhóm 8703, tùy theo dung tích xy-lanh, số chổ ngồi, ... của xe mình muốn nhập khẩu, để tra cứu mức thuế suất nhập khẩu tương ứng.
b) Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):
Căn cứ Luật thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một sồ điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế:
STT | Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
---|---|---|
Xe ô tô dưới 24 chỗ | ||
1 | a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này | |
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống | ||
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 35 | |
- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 | ||
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 40 | |
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 | 50 |
c) Về thuế GTGT
Xe ôtô nguyên chiếc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Đăng nhận xét